Nếu bạn đang tìm kiếm các trò chơi dân gian để tổ chức cho các bé thiếu nhi chơi tại các trường học mầm non, tiểu học. Thì dưới đây là tổng hợp 25+ trò chơi dân gian cho trẻ em phổ biến nhất cho bạn tham khảo. Bao gồm hướng dẫn cách chơi đơn giản và vui nhộn, hãy tổ chức các trò chơi dân gian dưới đây cho các bé chơi nhé!
Trò Chơi Dân Gian Dành Cho Thiếu Nhi
Trò chơi dân gian cho trẻ em không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp các bé nhớ về cội nguồn văn hóa của dân tộc. Có rất nhiều loại trò chơi dân gian cho thiếu nhi với nhiều cách chơi độc đáo và hấp dẫn.

Trò Chơi Dân Gian Trong Khu Vui Chơi
Ngoài tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non, tiểu học thì cũng có thể tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em trong khu vui chơi để tăng sự thú vị, độc đáo và mới lạ cho trẻ.
Các trò chơi dân gian cho trẻ em có thể được tổ chức trong các sự kiện ngày lễ đặc biệt như tết trung thu, tết thiếu nhi,… để làm trò chơi hoạt náo gắn kết các bé.

>>> Xem thêm 31 Trò Chơi Hoạt Náo Cho Khu Vui Chơi Trẻ Em.
Vậy nên tổ chức những trò chơi dân gian nào cho trẻ em mầm non, tiểu học? Và tổ chức trò chơi dân gian nào cho khu vui chơi trẻ em? Cùng tham khảo các trò chơi dưới đây nhé!
Các Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ Mầm Non, Tiểu Học
Rồng Rắn Lên Mây
Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian cho em trẻ ở các lứa tuổi mầm non và tiểu học chơi với nhau. Đây là trò chơi dân gian phổ biến ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Số lượng người chơi càng đông càng vui.
Cách chơi rồng rắn lên mây: Chọn một trẻ làm “ông chủ” ngồi tại chỗ. Các trẻ còn lại nối thành hàng dài, đi vòng quanh và đọc:
“Rồng rắn lên mây,
Có cái cây lúc lắc,
Có cái nhà điểm binh,
Có ông chủ ở nhà không?”

Khi đến câu “Có ông chủ ở nhà không?”, nhóm dừng lại trước mặt ông chủ. Nếu “ông chủ” trả lời “không”, cả nhóm đi tiếp. Nếu ông chủ trả lời “có”, nhóm trả lời các câu hỏi của ông chủ:
“Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu.
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon.
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.”
Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, ông chủ sẽ đuổi bắt “khúc đuôi” (người cuối cùng), còn các trẻ sẽ chạy tránh. Người đứng đầu nhóm sẽ dang tay che chắn. Nếu ông chủ bắt được “khúc đuôi”, người đó sẽ thay thế ông chủ và chơi lại từ đầu.
Ô Ăn Quan
Ô ăn quan là trò chơi dân gian dành cho trẻ em cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. Đây là trò chơi mang tính chiến thuật với số lượng người chơi từ 2 – 4 trẻ em trở lên.
Để chơi trò chơi dân gian ô ăn quan, người chơi cần vẽ một bàn cờ ô ăn quan và chuẩn bị những quân cờ, thường là hạt, viên đá, hay những vật nhỏ để đánh.

Cách chơi ô ăn quan 2 người: Để bắt đầu, người chơi có thể thỏa thuận hoặc oẳn tù tì. Người bắt đầu lấy quân từ ô vuông gần nhất trong 5 ô của mình và rải lần lượt vào các ô bên cạnh, có thể rải xuôi hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
- Nếu ô liền kề sau ô cuối cùng có quân, người chơi tiếp tục rải quân từ ô đó.
- Nếu sau ô cuối cùng là ô trống rồi đến ô có quân, người chơi mất lượt và quân đó bị loại khỏi bàn chơi.
- Nếu sau ô mất lượt là ô trống rồi đến ô có quân, người chơi sẽ ăn quân từ ô đó.
- Người chơi có thể tích nhiều quân vào ô “nhà giàu” để ăn hết trong một lượt và tích điểm.
- Nếu có 2 ô trống hoặc ô ăn quan ngay sau khi ăn quân, người chơi mất lượt.
- Khi các ô trong quyền kiểm soát đều trống, người chơi phải dùng 5 quân dân vừa ăn được để tiếp tục di chuyển.
- Nếu không đủ quân, người chơi mượn từ đối phương và trả lại khi tính điểm.
Vòng chơi được xem là đã kết thúc khi toàn bộ số dân và quan có trên bàn chơi đều đã bị ăn hết. Nếu ở 2 ô quan đã hết quân nhưng ở dân vẫn còn thì còn ở ô thuộc quyền kiểm soát của ai sẽ chia cho người đó.
Bịt Mắt Bắt Dê

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian thân thuộc với tuổi thơ của nhiều người. Đây là trò chơi dân gian cho trẻ em vui chơi với nhau trong những dịp tụ tập, lễ hội hay tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời.
Để chơi trò chơi bịt mắt bắt dê thì cần chuẩn bị một miếng vải bịt mắt và số lượng người chơi từ 3 – 15 người.
Cách chơi bịt mắt bắt dê đơn giản:
- Người bịt mắt: Sẽ dùng vải để che mắt, không được ti hí trong quá trình chơi và tìm kiếm xung quanh, bắt lấy một ai đó và đoán trúng tên của người đó là chiến thắng.
- Người làm dê: Cần luồn lách để không bị người bịt mắt bắt. Không được chạy ra khỏi khu vực được phân chia từ trước.
Mèo Đuổi Chuột

Mèo đuổi chuột là trò chơi dân gian cho trẻ em với luật dễ chơi, thích hợp với nhiều lứa tuổi trẻ em. Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ từ 4 tuổi trở lên.
Cách chơi trò mèo đuổi chuột: Trò chơi có 3 phe: Chuột, Mèo và các bạn làm hang. Các bạn làm hang đứng thành vòng tròn, Chuột và Mèo đứng giữa.
Quản trò hô “bắt đầu” và mọi người hát bài “Chuột và Mèo”. Mèo đuổi theo Chuột, còn Chuột nhanh chóng chạy qua các hang để trốn. Các bạn làm hang hỗ trợ Chuột bằng cách tạo khe cho Chuột chạy qua và ngăn Mèo truy đuổi bằng cách thay đổi tư thế tay.
Trò chơi kết thúc khi bài hát kết thúc. Nếu Mèo không bắt được Chuột, Mèo thua và đổi vai.
Cướp Cờ

Cướp cờ là trò chơi dân gian cho trẻ em thường được tổ chức chơi trong các hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa để mang lại niềm vui cho các bé.
Khi tổ chức chơi trò chơi dân gian cướp cờ cho trẻ em cần chia làm 2 đội bằng nhau. Chuẩn bị một chiếc khăn làm cờ, một vòng tròn và vạch xuất phát cho hai đội.
Cách chơi trò chơi dân gian cướp cờ:
- Hai đội đứng hàng ngang ở vạch xuất phát, mỗi người có một số thứ tự.
- Quản trò gọi số, người có số đó chạy lên cướp cờ.
- Nếu quản trò gọi về, người chơi phải lập tức quay lại.
- Có thể gọi nhiều số cùng lúc.
Luật chơi:
- Bị đối thủ chạm vào khi cầm cờ → thua.
- Mang cờ về vạch xuất phát an toàn → thắng.
- Khi sắp bị chạm, có thể bỏ cờ xuống để tránh thua.
- Chỉ số được gọi mới được đuổi và chạm vào đối thủ.
- Người đã thua không được chơi tiếp.
- Không được ôm, giữ đối thủ để cướp cờ.
- Cờ đặt cách đều hai đội.
Chơi Chuyền Hay Banh Đũa

Trò chơi dân gian cho trẻ em đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn khi chuyền bóng và lượm que.
Để chơi chuyền chúng ta cần chuẩn bị 1 đồ vật hình tròn (quả cà, quả bưởi non, quả bóng nhỏ….) và 10 que nhỏ được vót nhẵn, bằng nhau, độ dài như đôi đũa.
Cách chơi chuyền hay banh đũa: Người chơi cầm quả bằng tay phải, tung lên không trung và nhặt que (theo thứ tự từ bàn một đến bàn mười). Trong quá trình chơi, vừa kết hợp tung quả chuyền lên, nhặt que, đón quả chuyền, vừa hát những câu thơ phù hợp với từng bàn, từng chặng.
Cá Sấu Lên Bờ

Cá sấu lên bờ là trò chơi dân gian cho trẻ em mầm non, tiểu học rất vui. Số lượng người chơi từ 8 – 10 người, chia ra thành các đội chơi.
Cách chơi trò chơi dân gian cho trẻ em – Cá sấu lên bờ:
Chọn một người làm cá sấu. Người chơi đứng hai bên bờ, “cá sấu” di chuyển giữa hai vạch để bắt người thò chân xuống nước hoặc nhảy ra khỏi vạch. Người qua sông không được quay lại giữa chừng. “Cá sấu” chỉ được bắt khi người chơi thò chân hoặc nhảy xuống nước. Ai bị bắt sẽ trở thành “cá sấu” mới.
Trò Chơi Đẩy Gậy

Đẩy gậy là trò chơi dân gian cho trẻ em rèn luyện sức khỏe. Đây là trò chơi dân gian dành cho trẻ em ở lứa tuổi tiểu học.
Chuẩn bị: 1 đoạn gậy gỗ tròn, nhẵn, dài 80 – 100cm, đường kính 3 – 5 cm. Dùng vôi hoặc phấn vẽ vòng tròn giới hạn đường kính khoảng 1,5 m.
Cách chơi đẩy gậy: Khi có hiệu lệnh, hai đội cầm gậy chắc chắn, cố gắng đẩy đội bạn lùi về sau, mất thăng bằng hoặc chân chạm vạch tròn. Đội nào đẩy được đối thủ ra ngoài vòng tròn hoặc làm đầu gậy vượt khỏi giới hạn sẽ thắng.
Luật chơi: Chỉ được đẩy gậy bằng tay, không dùng đầu, lưng, đùi hay gậy để tấn công đối thủ. Nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, trừ điểm hoặc loại khỏi trận đấu.
Kéo Cưa Lừa Xẻ

Trò chơi dân gian cho trẻ em chơi với nhau hoặc có thể cô chơi với bé. Cô và bé ngồi đối diện nhau, dang chân ra, hai bàn chân chạm vào nhau, hai bàn tay nắm chặt nhau. Cô vừa hát vừa kéo tay đẩy qua đẩy lại, giống động tác hai người thợ ngồi hiệp sức cưa gỗ.
“Kéo cưa lừa xẻ
Ông thợ nào khỏe
Về ăn cơm vua
Ông thợ nào thua
Về bú tí mẹ.”
Bịt Mắt Đánh Trống

Chuẩn bị dùi và trống, số dùi bằng số người chơi, số trống bằng số đội chơi. Khăn.
Cách chơi bịt mắt đánh trống:
Chia lớp thành 2 đội, xếp thành hàng dọc đứng trước trống, số lượng các đội bằng nhau, để trống cách đội chơi 1 – 2 m(tùy không gian). Dùng khăn bịt mắt người chơi của các đội, mỗi người cầm sẵn 1 dùi trống. Khi có hiệu lệnh chơi, các đội lần lượt từng người tiến lên, gõ vào trống của đội mình.
Lưu ý: Mỗi người chỉ được gõ 1 lần. Không gõ nhầm sang trống của đội khác. Đội nào gõ được nhiều tiếng trống trong 1 thời gian nhất sẽ là người thắng cuộc.
Tạt Lon

Một trong những trò chơi dân gian cho trẻ em được yêu thích nhất phải kể đến là tạt lon.
Cách chơi tạt lon: Kẻ một khung và đặt lon vào trong, sau đó vạch một đường cách lon khoảng 4 – 5 bước chân để làm vạch ném.
Tất cả người chơi đứng gần khung lon và ném dép để xác định thứ tự chơi. Ai ném dép gần vạch nhất được tạt trước, người có dép xa vạch nhất sẽ làm người giữ lon.
Người chơi đứng từ vạch ném dép vào lon, nếu lon bị tạt văng ra khỏi khung, người giữ lon phải nhặt lon về chỗ cũ và tìm cách chạm vào người vừa tạt trúng lon trước khi họ chạy về vạch. Nếu người tạt trúng lon nhặt dép và chạy về vạch an toàn thì thắng cuộc.
Luật chơi: Nếu người chơi ném không trúng lon hoặc bị người giữ lon chạm vào trước khi về vạch, họ sẽ phải giữ lon cho lượt chơi tiếp theo.
Chuyền Chanh Bằng Muỗng

Chuẩn bị thìa và muỗng theo số lượng người chơi.
Chia các thành viên tham gia thành 2 – 4 đội tùy số lượng. Mỗi đội xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát.
Khi hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên sẽ ngậm thìa trên miệng và chuyền quả chanh bằng thìa từ người đầu tiên tới người cuối cùng. Người cuối cùng có nhiệm vụ di chuyển quả chanh trên chiếc thìa của mình về đích.
Sau khoảng thời gian quy định, đội nào có nhiều chanh nhất và ít làm rơi nhất sẽ thắng cuộc.
Kéo Co

Một trò chơi dân gian cho trẻ em rất dễ tổ chức tại các trường học phải nhắc đến đó là trò kéo co. Trước khi chơi cần chuẩn bị dây thừng và kẻ vạch.
Cách chơi kéo co:
Chia người chơi thành hai đội có số lượng và sức mạnh tương đương, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Đội thường chọn người khỏe nhất đứng đầu để làm trụ, mỗi thành viên nắm chặt dây thừng.
Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu và tiếng trống vang lên, hai đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về phía mình. Đội nào bị kéo qua vạch ranh giới trước sẽ thua cuộc.
Nhảy Bao Bố

Nhảy bao bố là trò chơi dân gian mà cả trẻ em và người lớn đều có thể chơi. Trò chơi này không giới hạn số lượng người chơi và người chơi sẽ thi đấu với nhau.
Cách chơi nhảy bao bố tiếp sức:
Người chơi chia thành hai đội trở lên, mỗi đội xếp thành một hàng dọc. Trước mặt mỗi đội có đường đua với vạch xuất phát và vạch đích.
Người đầu tiên bước vào bao, giữ chặt miệng bao và nhảy đến đích, sau đó quay về vạch xuất phát để trao bao cho người tiếp theo. Khi người trước về đích, người sau mới được bắt đầu.
Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả thành viên hoàn thành. Đội nào về đích trước sẽ thắng.
Nhảy Lò Cò – Trò Chơi Dân Gian Cho Trẻ Em

Nhắc đến các trò chơi dân gian cho trẻ em, thiếu nhi thì không thể nào thiếu trò chơi nhảy lò cò. Để có thể tham gia chơi trò nhảy lò cò thì bé phải thuộc bài đồng dao nhảy lò cò rất đơn giản sau:
“Nhảy lò cò cho cái giò nó khỏe
Nhảy khe khẽ cho nó khỏe cái chân”
Vẽ ô nhảy lò cò trên sàn, gồm 7 ô vuông đánh số từ 1 đến 7. Người chơi lần lượt ném viên gạch vào ô, bắt đầu từ ô số 1. Nếu ném trúng (không chạm vạch), người chơi nhảy lò cò qua các ô, bỏ qua ô có gạch.
Trên đường về, khi đến gần ô có gạch, người chơi phải cúi xuống (đứng một chân) nhặt lên, rồi tiếp tục nhảy về vạch xuất phát. Sau đó, tiếp tục ném vào ô số 2, rồi ô tiếp theo. Ai hoàn thành đến ô số 7 trước sẽ thắng.
Chi Chi Chành Chành

Trò chơi dân gian cho trẻ em này cần từ 3 người trở lên, trong đó một người sẽ đứng ra trước xòe bàn tay ra cho những người khác giơ ngón trỏ ra đặt vào lòng bàn tay vào. Người xòe bàn tay đọc thật nhanh bài đồng dao:
“ Chi chi chành chành.
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết chương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập”.
Đọc đến chữ “ập” người xòe tay nắm lại, những người khác cố gắng rút tay ra thật nhanh, ai rút không kịp bị nắm trúng sẽ phải vào thế chỗ cho người xòe tay và vừa làm vừa đọc bài đồng dao cho các bạn khác chơi.
Úp Lá Khoai

Mỗi bạn chơi ngồi thành vòng tròn, úp 2 bàn tay xuống đất.Khi bắt đầu đọc “ Úp lá khoai” thì 1 người lấy tay của mình phủ lên tay của tất cả mọi người, lúc đó mọi người ngửa hết bàn tay lên. Một người lấy tay của mình chỉ lần lượt từng bàn tay, vừa chỉ vừa hát tiếp :
“ Mười hai chong chóng
Đứa mặc áo trắng
Đứa mặc áo đen
Đứa xách lồng đèn
Đứa cầm ống thụt
Thụt ra thụt vô
Có thằng té xuống giếng
Có thằng té xuống sình
Úi chà , úi da!”
Hát đến chữ cuối cùng, người chỉ để vào tay của người nào thì người đó bị phạt.
Đua Thuyền Trên Cạn

Trò chơi dân gian cho trẻ em thường được tổ chức trong các cuộc thi, lễ hội nhằm tăng tính kết nối, tinh thần đoàn kết cho các bé.
Cách chơi trò chơi dân gian đua thuyền trên cạn:
– Chia trẻ thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 2 – 8 trẻ, có thể chia nhóm trẻ trai, gái riêng).
– Cho trẻ ngồi thành hàng dọc theo từng nhóm, trẻ ngồi sau cặp chân vào hết vòng bụng của trẻ ngồi trước thành một chiếc thuyền đua.
– Khi nghe hiệu lệnh, tất cả các thuyền đua dùng sức hai tay của tất cả các thành viên trong nhóm nâng cơ thể lên và tiến về phía trước cho đến đích.
Bịt Mắt Đập Niêu

Chuẩn bị niêu đất, gậy và dây để buộc treo niêu lên không trung.
Cách chơi bịt mắt đập niêu:
Người tổ chức sẽ treo niêu lên dây sau đó người chơi sẽ bị bịt mắt và dùng gậy dài để đập niêu. Xuất phát từ vạch cách giá treo 3 – 5m, người chơi phải xác định hướng, khoảng cách để đi đến và đập trúng.
Sau hiệu lệnh, người chơi tiến lên đập niêu, khán giả có thể hướng dẫn. Ai đập vỡ niêu sẽ nhận phần thưởng bên trong.
Đây là một trò chơi dân gian rất vui nhộn và hấp dẫn. Đặc biệt khi tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em, có thể thay đổi niêu bằng các vật dụng khác như bong bóng, chai nhựa,…
Đi Cà Kheo

Trò chơi dân gian đi cà kheo đã có từ lâu đời. Cà kheo làm từ hóp đặc hoặc tre chắc, dài 2 – 4m, có then ngang để đặt chân. Độ cao của then tùy theo khả năng người chơi.
Cách chơi trò đi cà kheo: Khi có hiệu lệnh xuất phát, các người chơi lập tức lên cà kheo và đi nhanh về phía trước, ai đến đích trước mà không bị ngã, bị hư kheo hoặc không bị phạm luật là người thắng cuộc.
Đi cà kheo là một trong những trò chơi dân gian cho trẻ nhỏ mà người lớn cũng tham gia chơi trò này rất nhiều.
Chơi Kéo Mo Cau

Kéo mo câu là trò chơi dân gian rất quen thuộc với trẻ em ở các vùng quê của Việt Nam. Để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em thì cần chuẩn bị những chiếc mo cau có kích thước phù hợp cho bé chơi.
Cách chơi kéo mo cau: Trò chơi kéo mo cau có thể chơi từ 2 người trở lên và cần dùng rất nhiều sức để kéo. Có thể kéo đoạn dài hoặc kẻ 1 vạch xuất phát và 1 vạch đích để chơi.
Trước khi chơi thì sẽ oẳn tù tì ai thua sẽ là người kéo. Người thắng sẽ ngồi lên mo cau, người thu cầm vào sống (cuống) của mo cau để kéo đến đích. Cứ như vậy trò chơi kéo mo cau lặp đi lặp lại đến khi nào mệt thì nghỉ.
Bịt Mắt Bắt Vịt

Trẻ em tham gia trò chơi sẽ bị bịt mắt và đứng trong khu vực quy định. Người tổ chức sẽ thả vịt vào sân, sau đó các bé di chuyển theo tiếng kêu và âm thanh xung quanh để bắt vịt.
Những bé bên ngoài có thể hò reo để gây nhiễu hoặc hướng dẫn. Ai bắt được vịt trước sẽ chiến thắng và nhận phần thưởng.
Trò chơi dân gian cho trẻ em “bịt mắt bắt vịt” rất thú vị và vui nhộn nên thường được chọn để tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em, thiếu nhi tại các trường học mầm non, tiểu học.
Ném Vòng

Để tổ chức trò chơi dân gian ném vòng cho bé, bạn hãy xếp chai hoặc lon thành hàng thẳng, cách nhau 50 – 60 cm. Vạch chuẩn cách chai 100 – 150 cm, có thể tăng dần khoảng cách tùy theo mức độ chơi.
Người chơi xếp hàng dưới vạch, mỗi bé được phát 3-5 vòng. Mỗi lượt có 3 người tham gia, lần lượt ném vòng vào cổ chai. Ai ném trúng nhiều nhất sẽ thắng cuộc.
Đây là một trò chơi dân gian cho trẻ em thú vị, giúp bé rèn luyện sự khéo léo và tập trung. Bố mẹ, thầy cô hãy khuyến khích bé tham gia để phát triển bản thân tốt hơn!
Đi Cầu Khỉ

Đi cầu khỉ là trò chơi dân gian cho trẻ em vô cùng hấp dẫn. Để tổ chức trò chơi dân gian này cho trẻ cần chuẩn bị một cây gỗ dài để làm cầu khỉ. Có thể chơi trên cạn hoặc đặt dưới mương nước đều được tùy theo độ tuổi của trẻ.
Cách chơi trò đi cầu khỉ:
Khi tín hiệu bắt đầu vang lên, lần lượt các bé đi qua cầu khỉ rồi quay trở lại. Bé nào không giữ được thăng bằng và ngã khỏi cầu thì không được tính điểm. Người thắng cuộc sẽ là bạn thực hiện đủ số lần đi trong thời gian sớm nhất mà không bị ngã.
Oẳn Tù Xì

Oẳn tù xì là trò chơi dân gian cho trẻ em đơn giản nhất. Thích hợp với cá bé nhỏ, mầm non do cách chơi vô cùng đơn giản và dễ hiểu.
Trò chơi có thể tiến hành khi có 2 người chơi trở lên cùng đứng hoặc ngồi, tay đung đưa theo nhịp câu hát:
“Oẳn tù tì
Ra cái gì?
Ra cái này!”
Kết thúc câu hát, tất cả người chơi cùng xòe tay theo các hình: nắm tay là búa, chĩa ngón trỏ và ngón giữa là kéo, xòe cả bàn tay là lá.
Người thắng sẽ được tìm ra theo quy tắc sau: búa nện được kéo, kéo cắt được lá; lá bao được búa.
Cắp Cua Bỏ Giỏ

Cách chơi cắp cua bỏ giỏ: Hướng dẫn trẻ hai bàn tay nắm lại, các ngón tay đan vào nhau, ngón trỏ duỗi thẳng (trẻ nào không tự làm được, tiếp cầm tay trẻ làm rồi cho trẻ tập phối hợp vận động giữa hai ngón tay trỏ với nhau).
Sau đó, cho trẻ tập “cắp cua bỏ giỏ” bằng cách: dùng hai ngón tay trỏ gắp lấy hạt rồi bỏ vào rổ (hộp), vừa làm vừa nói “cắp cua bỏ giỏ”.
Tổ Chức Trò Chơi Dân Gian Trong Trường Học
Hiện nay, tại các trường học mầm non, tiểu học thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Để giúp trẻ hiểu thêm về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Những trò chơi dân gian này thường được tổ chức vào các dịp như hoạt động ngoại khóa, các dịp lễ hội truyền thống như chào mừng ngày lễ 30/4, 1/5, chào mừng ngày 26/3, trò chơi dân gian ngày tết,….
Nhà trường có thể lồng ghép tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em vào giờ ra chơi, tiết học thể dục, hoạt động ngoại khóa để tạo ra sân chơi bổ ích cho các bé.
>>> Xem thêm Cách Tổ Chức Một Sự Kiện Khu Vui Chơi.
>>> Xem thêm Tổ Chức Mini Game Khu Vui Chơi.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 37/17 Bến Lội, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
Cần tư vấn NGAY liên hệ: 0941 7777 05 (Mrs.Ngọc)
Hotline: 033 333 7615